Câu điều kiện (conditional sentence) là chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh. Dù còn là học sinh phổ thông hay là người đi làm đang học tiếng Anh để phục vụ cho công việc, chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến “câu Điều kiện”, “mệnh đề if”, v.v. đúng không nào? Nhưng liệu bạn đã am hiểu và có thể sử dụng thành thạo điểm ngữ pháp này?

Trong bài học hôm trước, chúng ta đã cùng nhau học cách phân biệt câu điều kiện loại 1 & loại 2.

Bạn đang xem: Sử dụng câu điều kiện

Trong bài viết hôm nay, firmitebg.com sẽ chia sẻ với bạn một cách đầy đủ nhất cấu trúc, cách dùng và bài tập áp dụng của các loại câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3 & hỗn hợp trong tiếng Anh kèm những lưu ý quan trọng khi sử dụng các loại câu điều kiện nhé!

*

1. Câu điều kiện là gì?

Định nghĩa: Câu Điều kiện được dùng để nêu ra giả thiết rằng khi một sự việc/tình huống/hoàn cảnh/… nào đó xảy ra hoặc không xảy ra, nó sẽ kéo theo một kết quả nào đó.

Câu Điều kiện thường có kết cấu là một câu phức chứa hai mệnh đề:

Một mệnh đề bắt đầu bằng ‘If’ – “Nếu” diễn tả giả thiết về một điều xảy ra hoặc không xảy ra. Mệnh đề này gọi là if clause’ – “mệnh đề if.

Thông thường, mệnh đề bắt đầu bằng ‘If’ sẽ đi đầu câu. Lúc này, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy.Tuy nhiên, ta cũng có thể đẩy mệnh đề bắt đầu bằng ‘if’ ra phía sau. Lúc này, giữa 2 mệnh đề không có dấu phẩy.

Ví dụ: If we had more money, we would buy that house.→ Nếu chúng tôi có nhiều tiền thì chúng tôi đã mua ngôi nhà đó.

We would buy that house if we had more money.→ Chúng tôi đã mua ngôi nhà đó nếu chúng tôi có nhiều tiền.

Phân tích: “Chúng tôi không có nhiều tiền và không mua ngôi nhà đó.” Hai câu điều kiện trên là câu điều kiện loại 1, giả định về một điều không đúng trong hiện tại.


Video bài giảng về cấu trúc và cách sử dụng tất cả các loại câu điều kiện trong tiếng Anh bởi cô Arnel

2. Cấu trúc câu điều kiện trong tiếng Anh

LoạiCông thứcCách dùng
0If + S + V(s,es),S+ V(s,es)/câu mệnh lệnhDiễn tả sự thật hiển nhiên, thói quen
1If + S + V(s,es),S + Will/Can/shall…… + VGiả định có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai
2If + S + V2/ Ved,S +would/ Could/ Should…+ VĐiều kiện không có thật ở hiện
3If + S + Had + V(pp)/Ved,S + Would/Could…+ have + V(pp)/VedDiễn tả sự thật không diễn ra trong quá khứ
If 3 – Main 2If + S + Had+ V(pp)/Ved,S + Would/Could… + VGiả định nếu xảy ra trong quá khứ thì kết quả sẽ có thật ở hiện tại
If 2 – main 3If + S + V2/Ved,S + Would/Could + have + V(pp)/VedGiả định nói đến là có thật thì kết quả sẽ xảy ra trong quá khứ

2.1. Câu điều kiện loại 0 (zero conditional)

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 0 diễn tả những mối quan hệ nếu A (không) xảy ra thì sẽ dẫn đến B. Đặc điểm riêng của nó là được chuyên dùng cho các sự thật hiển nhiên về thế giới, tự nhiên, v.v., (gần như) luôn đúng và nhiều người trên thế giới biết hoặc những sự thật (gần như) luôn đúng về ai đó.

Ví dụ 1: If you heat ice, it melts.→ Nếu bạn làm nóng đá, nó tan chảy.Phân tích: Đây là một sự thật hiển nhiên liên quan đến tự nhiên và khoa học.

Cấu trúc câu điều kiện loại 0:

Loại động từIf clause – Mệnh đề if

(Dùng thì Hiện tại Đơn)

,

Main clause – Mệnh đề chính

(Dùng thì Hiện tại Đơn)

to-beIf + subject + am/ is/ are (not) + adjective/ noun (phrase)/… +subject + am/ is/ are (not) + adjective/ noun (phrase)/… +
action verb

(động từ thường)

If + subject + (don’t/ doesn’t) + verb(-s/es) + (object) +subject + (don’t/ doesn’t) + verb(-s/es) + (object) +

Tham khảo cấu trúc câu điều kiện loại 0 chi tiết trong hình sau:

*

Lưu ý:

Tùy theo từng trường hợp mà mệnh đề ifmệnh đề chính có thể linh hoạt dùng to-be hoặc động từ thường. Không nhất thiết là mệnh đề dùng to-be/động từ thường phải đi chung với mệnh đề cũng dùng to-be/động từ thường.Ta có thể chuyển mệnh đề if ra sau mệnh đề chính. Nhưng khi đó, ta không dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề.Ví dụ 1:If you pour oil into water, it floats.→ Nếu bạn đổ dầu vào trong nước, nó nổi.Ví dụ 2: My baby sister cries loudly if she is hungry.→ Em gái nhỏ của tôi khóc to nếu nó đói.

2.2. Câu điều kiện loại 1

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 1 là câu diễn tả rằng nếu điều A xảy ra hoặc không xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, thì nó sẽ kéo theo kết quả B ở tương lai.

Ví dụ:If I win this competition, my parents will be proud.→ Nếu tôi thắng cuộc thi này, bố mẹ tôi sẽ tự hào.Phân tích: Hiện tại nhân vật “tôi” chưa thắng cuộc thi, nhưng đang đặt ra giả thiết là nếu người này thắng thì sẽ có một điều xảy ra trong tương lai, chính là: “bố mẹ tự hào”.

Cấu trúc câu điều kiện loại 1:

*

Lưu ý:

Từ ‘verb’ trong bảng cấu trúc trên chỉ động từ nguyên mẫu (infinitive).Tùy theo từng trường hợp mà mệnh đề if và mệnh đề chính có thể linh hoạt dùng to-be hoặc động từ thường. Không nhất thiết là mệnh đề dùng to-be/động từ thường phải đi chung với mệnh đề cũng dùng to-be/ động từ thường.Ta có thể chuyển mệnh đề if ra sau mệnh đề chính. Nhưng khi đó, ta không dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề.Ví dụ 1:If you are tired, I will make you some soup.→ Nếu bạn mệt, tôi sẽ nấu cho bạn ít súp.Ví dụ 2: They will be mad if they know about your mistake.→ Họ sẽ bực nếu họ biết về lỗi của bạn.

2.3. Câu điều kiện loại 2

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 2 cũng đặt ra một giả thiết nếu A (không) xảy ra thì sẽ kéo theo B. Nhưng đây là một giả thiết trái ngược với hiện tại. Ví dụ: If Sarah had a car, she could commute conveniently.→ Nếu Sarah có một cái xe hơi, cô ấy đã có thể di chuyển một cách thuận tiện.Phân tích: Trên thực tế, hiện tại Sarah không có xe hơi và cô ấy không thể di chuyển một cách thuận tiện.

Đặc biệt: Khi mệnh đề if có dạng: ‘If I were you’, người nói đang dùng câu điều kiện loại 2 với mục đích giả định để đưa ra lời khuyên theo kiểu: “Nếu tôi là bạn thì tôi…”. Trong trường hợp này, chỉ có mệnh đề if là giả định một điều trái với thực tế: “Nếu tôi là bạn” (thực tế tôi không phải là bạn). Còn mệnh đề chính “tôi sẽ/sẽ không…” là một lời khuyên xem “you” nên hay không nên làm gì chứ không đưa ra giả định trái với hiện tại. Ở hiện tại, người nhận lời khuyên vẫn chưa làm điều đó. Ví dụ: If I were you, I wouldn’t lend him money.→ Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không cho anh ta mượn tiền.Phân tích: Trên thực tế, ở hiện tại người được khuyên chưa cho “anh ta” mượn tiền. Người nói đã đưa ra lời khuyên bằng cách đặt ra giả định là nếu mình là người được khuyên thì mình sẽ không cho mượn tiền

Cấu trúc câu điều kiện loại 2:

VerbIf clause – Mệnh đề if

(Dùng thì Quá khứ Đơn)

,

Main clause – Mệnh đề chính
to-beIf + subject + were/ weren’t + adjective/ noun (phrase)/… +subject + would/ could (not) + be + adjective/ noun (phrase)/… +
action verb

(động từ thường)

If + subject + (didn’t) + verb hoặc V2/ Ved + (object) +

* Khẳng định: V2/ Ved

* Phủ định: didn’t + verb

subject + would/ could (not) + verb + (object) +

Tham khảo cấu trúc câu điều kiện loại 2 chi tiết trong hình sau:

*

Lưu ý:

Trong mệnh đề If, dù chủ ngữ là ngôi nào, to-be sẽ luôn là were hoặc weren’t.‘could/couldn’t’ trong mệnh đề chính nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại. Còn ‘would/wouldn’t’ chỉ diễn tả chung chung giả thiết một điều trái ngược với hiện tại.Tùy theo từng trường hợp mà mệnh đề if và mệnh đề chính có thể linh hoạt dùng to-be hoặc động từ thường.

Xem thêm: Tải Mẫu Giấy Khai Đăng Ký Sang Tên Di Chuyển Xe (Mẫu Số 01), Mẫu Giấy Khai Đăng Ký Sang Tên, Di Chuyển Xe

Ví dụ 1:If their son were taller, he could be a model.→ Nếu con trai họ cao hơn, thằng bé đã có thể làm người mẫu rồi.Ví dụ 2: They wouldn’t have a lot of money if they didn’t work hard.→ Họ đã không có nhiều tiền nếu họ không làm việc chăm chỉ.